Phong cách Steampunk là gì? Vì sao Steampunk được gọi là phong cách viễn tưởng?

Thiết kế nội thất phong cách Steampunk đang trở thành trào lưu mới mẻ được các bạn trẻ, gia đình trẻ hay những nhà thiết kế cần đến sự độc lạ, ấn tượng và khá gai góc lựa chọn. Đây được xem là lối kiến trúc viễn tưởng. Bởi xuất phát từ giai đoạn cách mạng công nghiệp tại Anh vào thời nữ hoàng Victoria nên style này bộc tả rõ nét sự các chi tiết chạm trổ điêu khắc tinh tế, pha chút ma mị. Steampunk đã phát triển thành một nền văn hóa khác biệt và thu hút không ít tín đồ ngày nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về Punk style là gì và có nguồn gốc từ đâu? Cùng Floordi tìm ra câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Phong cách Steampunk

Steampunk là phong cách nội thất lấy cảm hứng từ lối sống công nghiệp thời Victoria.

Phong cách Steampunk là gì?

Steampunk là phong cách nội thất lấy cảm hứng từ giai đoạn cách mạng công nghiệp tại Anh vào thời nữ hoàng Victoria. Không gian sử dụng hơi hướng style này thường sẽ có sự hiện diện của các loại vật dụng đặc biệt như máy hơi nước, gỗ, da, đồng, kính bảo hộ để trang trí nhà. Thời xưa, tại nước Anh hoặc miền Tây nước Mỹ, máy hơi nước rất thịnh hành và có thể thay thế được cho các loại máy móc hiện đại ngày nay. Nền tảng của Steampunk được cho là bắt nguồn từ các tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của Jule Vernes, Philip Pullman, Stephen Hunt và China Miéville. Lối kiến trúc này mang đậm sự ma mị, gai góc, cá tính, khỏe khoắn và rất khác biệt.

steampunk style là gì

Phong cách viễn tưởng Punk xuất hiện từ giai đoạn cách mạng công nghiệp tại Anh thời Victoria.

Vì sao Steampunk được gọi là phong cách nội thất viễn tưởng?

Sự khởi đầu của Steampunk bắt nguồn từ nền tảng khoa học viễn tưởng, phân nhánh ra khỏi Cyberpunk vào những năm 80 và được sử dụng thịnh hành theo một trào lưu rất mới. Đó là một thế giới của công nghệ tiên tiến phát triển vượt xa so với thực tế như những con tàu bay lượn trên bầu trời bằng hơi nước, những toa xe không ngựa kéo chở phụ nữ, các nhà thám hiểm mặc phục trang được trang bị súng ống và các quý ông đi khắp các thành phố công nghiệp, máy thời gian cơ khí, … Tất cả mọi thứ, từ các chủ đề đến cá tính riêng nêu trên hòa trộn lại tạo thành một thế giới tương lai hoang dã, tuyệt vời của ngày xưa. Thời điểm mà sự vận hành của thời gian lẫn công nghệ rẽ sang một con đường hoàn toàn khác so với những gì ngày nay chúng ta được biết. Tất cả những chi tiết được áp dụng trong thiết kế nội thất đều lấy cảm hứng và ý tưởng từ những điều viễn tưởng, không có thật. Do đó, Steampunk còn gọi là phong cách viễn tưởng.

Phong cách nội thất Steampunk bắt nguồn từ đâu?

Thuật ngữ “steampunk” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 bởi nhà khoa học viễn tưởng K.W. Jeter nhằm tìm ra tên gọi chung cho tác phẩm của mình là Tim Powers (The Anubis Gates, 1983), James Blaylock (Homunculus, 1986), và tác phẩm của chính ông (Morlock Night, 1979 và Internal Devices, 1987). Tất cả tác phẩm nghệ thuật này đều lấy bối cảnh ở thế kỷ và mô phỏng văn phong của thời Victoria như Cỗ máy thời gian của H.G. Wells.

Kể từ đó, Steampunk ra đời và dần phát triển thành một phong cách theo hướng trào lưu mới của một nhóm người có xu hướng nổi loạn, muốn khác biệt. Ngày nay, lối kiến trúc này cũng được sử dụng trong ngành nội thất, thời trang và phim ảnh. Ở thời điểm hiện tại, đây không phải là một phong cách nổi tiếng và cũng không được ứng dụng rộng rãi. Trong thiết kế nội thất, Steampunk style đang dần xây dựng được vị trí nhất định trong nhiều ngành thời trang, điện ảnh và nội thất theo trường phái phá cách, ma mị.

Phong cách nội thất Steampunk

Steampunk” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 bởi nhà khoa học viễn tưởng K.W. Jeter.

Để tạo nên Steampunk Style cần đảm bảo những nguyên tắc nào?

Điểm đặc biệt ở lối thiết kế nội thất phong cách Steampunk là không có quy tắc cụ thể nhất định nào. Bởi style này xuất hiện đã từ rất lâu và ở thời điểm đấy, các nhà kiến trúc chưa kịp định hình những tiêu chuẩn riêng cho nó trước khi bị mai một và phai dần. Tuy nhiên, vì sở hữu nhiều đặc điểm ấn tượng nên theo từng giai đoạn, phong cách này vẫn được nhìn nhận và được nhiều lĩnh vực lựa chọn để sử dụng.

Dựa vào đặc trưng của thời đại Victoria

Đây có thể là nguyên tắc đầu tiên gợi ý mở cho bạn để áp dụng đặc trưng của thời đại Victoria vào nội thất Steampunk. Có người cho rằng, đây là một quy tắc cứng nhắc và vội vàng, chỉ dựa vào các tác phẩm rơi vào giai đoạn thế kỷ XIX nên sẽ rất khó để xây dựng đúng không gian theo style viễn tưởng. Một số khác lại cho rằng đây là một gợi ý mở, chỉ cần ghi nhớ rằng nền công nghệ này phản ánh sự khởi đầu khiêm tốn vào thời đại Victoria nên khi chọn lối kiến trúc này vào style nhà bạn thì nên lưu ý sự khiêm tốn.

Sử dụng thiết bị chạy hơi nước trong không gian

Một lần nữa, nhận định về lối kiến trúc kỳ dị này lại được hưởng ứng khá nhiều. Hầu hết những những công trình từ Steampunk tiêu biểu sẽ được nhận biết một cách dễ dàng bằng những phát minh điên rồ. Hầu hết trong các ngôi nhà những năm 80 đều có sự xuất hiện của thiết bị chạy hơi nước khá to và cồng kềnh.

Chi tiết nội thất phải thể hiện bối cảnh trong hoặc xoay quanh nước Anh thời Victoria

Đây là đặc trưng khó lột tả nhất về Steampunk trong nội thất. Nếu công trình không lấy các chi tiết về màu sắc, đồ vật liên quan đến thời Vicrotia thì nó không đủ tính Steampunk. Tuy nhiên, có một nhóm người cho rằng, chỉ cần decor sao cho thể hiện thần thái của thời kỳ ấy là được vì các chi tiết thuộc lối kiến trúc này rất cồng kềnh, khó mà đầu tư giống 100%. Trong khi đây là khoảng thời gian tươi đẹp của Anh Quốc thì thực tế, những gì xuất hiện ở thế kỷ XIX diễn ra trên toàn bộ địa cầu. Các vật dụng cần có để lột tả đúng tinh thần của punk đó là gỗ, da, đồng và motif đối xứng, bánh răng, đòn bẫy.

 Không gian nội thất của Punk

 Không gian nội thất của Punk lấy cảm hứng từ cuộc sống thời Victoria của Anh.

Chi tiết nội thất có sự hiện diện của kính bảo hộ

Điều đặc biệt ở các ngôi nhà theo kiến trúc này đều có sự xuất hiện của vật dụng kính bảo hộ. Gia chủ có thể dùng nó để làm trang trí cũng có thể dùng cho những lúc đi ra ngoài thời bấy giờ. Tuy nhiên hiện nay, vật dụng này các chỉ dùng để trang trí để góp phần thể hiện đúng tinh thần của punk style. Ở thời kỳ Victoria, nền công nghiệp phát triển rất mạnh, dẫn đến tình trạng bụi bẩn, dầu khí xuất hiện khắp nơi. Do đó, kính bảo hộ được xem là vật dụng cần thiết và dần trở thành điểm đặc trưng cho phong cách Steampunk.

Đặc trưng riêng biệt chỉ có ở phong cách nội thất Steampunk

Nói một cách dễ hiểu, nội thất Steampunk được xem là sự pha trộn giữa cấu trúc hoài cổ với phong cách của tương lai. Đây được xem là định hướng cho style Retro sau này và cũng là nền tảng ra đời của phong cách Retro. Sự hòa trộn giữa những điều tưởng tượng của con người trong tương lai kết hợp với những chi tiết cổ điển của thời Victoria sẽ tạo ra đặc trưng Steampunk.

Sử dụng gỗ, da, đồng và motif đối xứng

Vật liệu là một phần thiết yếu trong thiết kế. Nó càng quan trọng hơn trong việc định hình và xác định đúng hướng phong cách thiết kế. Trường phái punk ưu tiên sử dụng các vật dụng được làm từ gỗ, chất đồng, da là chủ yếu. Ngoài ra, mọi vật dụng trong không gian đều được sắp xếp đối xứng cách bài bản. Bạn chỉ cần kết hợp chúng lại với nhau và thêm một số yếu tố đối xứng về đường nét là bạn đã có cho mình một thiết kế theo phong cách Steampunk hiện đại.

Thiết kế không gian phải có bánh răng, đòn bẩy và sự ma mị

Trong một không gian lấy cảm hứng từ punk, nếu không có bánh răng tức là chưa phải Steampunk. Đồng thời, không dùng bánh răng để vận hành lại càng chưa phải. Bên cạnh đó, cần có đòn bẩy để giúp bánh răng hoạt động. Và mọi thứ sẽ chưa thể hoàn hảo nếu không thêm thắt những chi tiết được cường điệu hóa và một vài chi tiết ma mị, đáng sợ để làm nổi bật chất điển hình của Steampunk.

Punk cổ điển thường decor đậm chất công nghiệp

Với các ngôi nhà theo trường phái Punk cổ điển thường decor đậm chất công nghiệp.

Có bàn quay số, ống và hệ thống máy móc công nghiệp

Hiểu đơn giản là cần xây dựng mô hình vận hành hệ thống máy công nghiệp để lột tả đúng chất Steampunk thời Victoria ngày xưa. Cụ thể, không gian nhà ở theo lối style này cần phải có bàn quay số, ống dẫn và máy công nghiệp chạy bằng hơi nước. Do đó, đây được xem là phong cách không phổ biến hiện nay vì tính phức tạp và cần phải đầu tư bài bản. Tuy nhiên, ở một số công trình thì đây được xem là nguồn cảm hứng vô tận cho những ai đam mê trường phái này.

Ứng dụng phong cách Steampunk trong thiết kế nội thất hiện nay

Phong cách viễn tưởng Steampunk đều lấy ý tưởng từ thời Victoria nên nội thất được ưu tiên lựa chọn là những chiếc ghế bành sang trọng, ghế sofa và tủ sách hoành tráng. Ngoài ra, giao diện không gian sẽ được tạo thêm những điểm nhấn đẹp mắt bằng các họa tiết hoa văn thổ cẩm, kim loại, gạch đá, ốp sàn gỗ hay trang trí bức tường với những chi tiết máy móc cồng kềnh kỳ bí. Và ở thời nay, thiết kế nội thất Steampunk cũng được quan tâm và hưởng ứng rất nhiều. Style này có thể áp dụng trong trang trí phòng ngủ, trang trí nội thất phòng bếp, nhà tắm theo theo phong cách Steampunk.

Thông thường, không gian ứng dụng style này có đặc điểm chung là ốp sàn gỗ với màu tối trung tính. Mỗi món đồ nội thất của steampunk đều rất độc đáo. Tất cả kết hợp với nhau như một tác phẩm nghệ thuật được mài dũa từ những bàn tay khéo léo của bậc thầy nghệ thuật. Đối với những đồ nội thất cơ bản, các thiết kế thường làm bằng nguyên liệu gỗ, kim loại như đồng và thau với kích thước khá lớn. Về màu sắc, bạn nên chọn màu không được quá ảm đạm, nhưng cũng không nên chọn màu quá tươi sáng, hoa văn quá màu mè hay quá sống động mà nên chọn những gam màu ở cường độ trung tính như xám, kem, đỏ tía hoặc đỏ đậm, tím đậm, … sẽ tạo nên sự tương phản với các kết cấu trong căn phòng.

Ứng dụng phong cách Steampunk

Nhà ở hiện đại ứng dụng style này có đặc điểm chung là ốp sàn gỗ với màu tối trung tính.

Thiết kế nội thất luôn được xem là hạng mục quan trọng đối với nhiều gia chủ hiện nay. Làm thế nào để chọn được phong cách nội thất đúng ý, đúng tính cách và hợp với xu hướng là điều không dễ dàng. Thiết kế nội thất phong cách Steampunk trên đây mà Floordi gợi ý hy vọng sẽ khơi dậy được chút cảm hứng cho khách hàng nếu bạn đang có nhu cầu tham khảo về các style nội thất. Để liên tục cập nhật thêm xu hướng mới mẻ về vật liệu sàn gỗ và phong cách nội thất, đừng quên theo dõi website Floordi.com nhé! Chúc các gia chủ, các nhà thiết kế, khách hàng chọn được style ưng ý!



Bài viết được đăng bởi : Floordi.com; Link: https://bit.ly/3pO3lFR

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét